Nguyên nhân làm rò rỉ gas dẫn đến nổ khí gas:
– Do bình gas giả (chủ yếu nhái niêm màng co hoặc bình gas quá hạn sử dụng) dẫn đến rò rỉ gas.
– Do vỏ bình gas bị thủng
– Do dây gas cũ làm khí gas thoát ra ngoài
– Do van bình gas có chất lượng kém dẫn đến gẫy, hở cổ van
Cách đối phó trong trường hợp rò rỉ gas:
– Khi bị rò rỉ gas có mùi rất hôi. Nếu gặp nguồn lửa, nhiệt cao sẽ gây cháy nổ, do đó trước khi bật bếp để đun nấu, người dùng không được bật lửa, bật đèn, quạt, điện thoại di động… vì có thể phát ra tia lửa điện. Người sử dụng nên ngửi xem có mùi gas bị rò rỉ ra ngoài không.
Khi phát hiện có mùi gas thì phải mở các cửa cho thông thoáng để gas tự bay ra ngoài, giảm nồng độ khí cháy trong bếp, sau đó thông báo cho cửa hàng bán gas để nhân viên đến xử lý ngay. Phải đảm bảo gas không bị rò rỉ mới bật bếp dùng.
– Dùng quạt nan hoặc mảnh bìa cac-tong để quạt tản khí đi. Nếu quạt máy đang chạy thì vẫn để nguyên.
– Tuyệt đối không động đến bất kỳ thiết bị nào có thể phát sinh tia lửa điện, không bật tắt công tắt đèn, quạt, đóng cắt mạch điện, kể cả điện thoại di động.
– Lập tức khóa van bình
– Mở hết các cửa ở phía trên bếp (không phải là các cửa ngang bếp) để tạo đối lưu lên trên, khi nào gần hết mùi mới được mở hết các cửa nhà.
Để phòng chống nổ gas:
– Bạn phải chọn bình gas nguyên vẹn, không móp méo, nước sơn còn tốt, không chóc, rỉ, rỗ.
– Khi chọn bình gas, van điều áp nên chọn đại lý chính hãng, có tên tuổi và bạn nhớ mua bảo hiểm cho bình gas của bạn.
– Khi thay bình gas bạn phải yêu người thay bình gas thử lại độ kín bằng nước bọt xà phòng, cả trong trạng thái mở và khóa van. Trong lúc đang thay bình gas, tuyệt đối không được sử dụng hoặc vận hành các thiết bị có thể phát sinh tia lửa điện gần đó như nổ xe máy, đánh bật lửa.
– Thường xuyên kiểm tra bếp, ống dẫn gas bằng nước bọt xà phòng.
– Nếu bình gas nhà bạn dùng van vặn thì khi mở chỉ vặn 1-2 vòng (hơi lỏng tay) là đủ, không cần mở hết.
– Lắp hệ thống cảnh báo rò rỉ khí gas bằng các cảm biến và thường xuyên kiểm tra xem hệ thống cảnh bảo này có hoạt động tốt hay không.
– Khoang đặt bình gas được ngăn cách với vị trí đặt bếp bằng vật liệu không cháy. Bình gas được đặt trên nền nhà bằng phẳng vững chắc, có tường ngăn cách chống va đập, làm đổ, xê dịch bình hoặc tuột dây dẫn khí gas. Mỗi bếp đun chỉ bố trí 1 bình loại 12 kg hoặc 13 kg gas; không để bình dự trữ hoặc vỏ bình trong bếp đun. Nơi chứa bình gas không nên làm kín, mà phải để hở để có thể ngửi được khí gas rò rỉ.
– Đối với bếp ăn của hộ gia đình cần có phòng bếp riêng được ngăn cách bằng vật liệu không cháy với các phòng khác. Phòng bếp có cửa đi, cửa sổ và cửa thông gió.
– Không nên ham mua bếp gas rẻ tiền, nên chọn bếp có các tính năng hiện đại như thiết bị ngắt gas tự động, mạch điều khiển bằng điện tử, bộ phận cảm ứng nhiệt tiếp xúc với đáy nồi để tắt lửa trước khi nước bị cạn…
– Không dùng bếp quá cũ vì rỉ sét và cặn thức ăn lưu cữu, dễ gây tắc nghẽn ống dẫn gas, van, miệng phụt lửa…
– Hạn chế việc dùng nồi có đáy lớn khi dùng bếp gas mini vì lửa có thể trùm xuống làm nóng bình gas, gây ra nổ.
– Sau 3 – 5 năm sử dụng nên thay ống dẫn gas, thay kẹp 2 năm một lần, thay điều áp 5 năm một lần, giữ niêm phong bình cho tới lần đổi bình kế tiếp.
– Nếu bình gas mới thay mà có ngọn lửa đỏ, có tia đỏ chứng tỏ chất lượng gas không đảm bảo, lẫn nước hoặc tạp chất. Về nguyên tắc, thường chỉ bình gas sắp hết mới có hiện tượng này. Vì vậy bạn cần phải liên lạc với nhà cung cấp gas để xem xét việc đổi lại bình gas khác.
– Trong lúc đang đun nấu bạn đừng rời khỏi phòng bếp. Nếu cần thiết phải ra ngoài, hãy tắt bếp và nhắc nồi, chảo xuống.
– Trong lúc đang dùng bếp gas không được để quạt làm tạt lửa bếp.
– Không để những vật liệu dễ cháy như khăn lau, găng tay… ở gần bếp gas.
– Không để các loại hóa chất dễ gây cháy nổ như thuốc diệt côn trùng gần bếp gas. Không xịt hóa chất đó dưới gầm bếp hoặc gần khu vực đang đun nấu.
– Luôn đặt bình chữa cháy gần khu vực đun nấu.
– Không đặt lò vi sóng gần bếp gas.
– Trước khi tắt bếp, phải khóa van bình gas, để gas trong ống dẫn cháy hết rồi mới tắt bếp.
Để đảm bảo an toàn, nên chọn nhà cung cấp có uy tín, sử dụng chai gas của những hãng lớn có uy tín như PV Gas, Petrolimex….
1. Chai có độ bền và an toàn cao. Bạn nên kiểm tra cẩn thận trọng lượng bình gas xem có đúng hay không. Nếu nhà cung cấp gian dối khối lượng gas thì
không nên sử dụng gas của nhà cung cấp này nữa.
Đối với chai bằng thép, bạn có thể kiểm tra bằng cách cân để kiểm tra trọng lượng vỏ chai và gas trong chai. Đối với chai 12 kg gas thì thông thường trọng
lượng vỏ chai là 13,7 kg, như vậy nếu chai mới nạp cân đủ 25,7 kg là chấp nhận được. Khi sử dụng hết gas, nếu trọng lượng chai lúc này khoảng 14 kg thì
chấp nhận được. Nếu trọng lượng lúc này lớn hơn 14 kg, chứng tỏ trong chai có chứa nước để gian lận khách hàng.
Đối với chai composite cũng có thể áp dụng cách cân như trên. Ngoài ra, chai composite có thể quan sát được lượng gas bên trong chai nên khi sử dụng hết
gas mà thấy trong chai còn nhiều chất lỏng chứng tỏ trong chai có nước.
2. Nên dùng ống mềm chất lượng cao có bảo vệ chống cháy, chống chuột cắn. Sử dụng loại van điều áp chất lượng cao. Theo thongtinantoan các bạn nên sử
các loại van điều áp có xuất sứ rõ ràng như: Đức, Pháp, ý. (VD: SRG Type 540, 30 mbar, Schulz + Rackow Gastechnik Germany). Trên van có ghi rõ các thông số
kỹ thuật của đầu ra từ 28mbar – 33mbar.
3. Khi nhân viên của cửa hàng hoặc đại lý đem bình gas đến nhà cần phải kiểm tra bình gas xem: có còn hạn sử dụng không; kiểm tra niêm phong chống hàng giả
của hãng gas, kiên quyết không sử dụng các bình gas quá hạn sử dụng, các bình có dấu hiệu bị rỉ sét ăn mòn kim loại, các bình kém chất lượng.
4. Trong quá trình nhân viên của cửa hàng hoặc đại lý lắp đặt bình gas vào bếp cần chú ý giám sát, kiểm tra xem họ làm có đúng quy trình không (chú ý kiểm
tra thử xì, bật bếp thử để kiểm tra ngọn lửa, tắt bếp đúng quy trình để kiểm tra xem van có kín không). Nếu không vừa ý thì yêu cầu đổi bình gas khác. Chú ý, đã có những trường hợp nhân viên cửa hàng gas bí mặt cắt ống mềm để yêu cầu gia chủ đổi ống mới…
5. Trong quá trình sử dụng thường xuyên kiểm tra sự rò rỉ gas, thực hiện đúng quy trình mở bếp/tắt bếp an toàn.
6. Khi mở bếp, mở van đầu bình gas trước, sau đó mở van ở bếp để sử dụng. Khi tắt bếp, khóa van đầu bình gas, chờ cho ngọn lửa ở bếp tắt hẳn sau đó mới
khóa van bếp. Nếu sau khi khóa van đầu bình gas mà ngọn lửa ở bếp vẫn cháy hoài không tắt chứng tỏ van đầu bình gas không kín thì không tắt bếp, để nguyên
hiện trường và gọi điện cho cửa hàng/đại lý gas yêu cầu đổi bình gas khác.
7. Khi ngửi thấy mùi gas tức là có sự cố xì gas, phải lập tức xử lý theo các bước sau:
Bước 1,
nhanh chóng khóa van đầu bình gas, cô lập khu vực gas xì.
Bước 2,
không được có những hành động làm phát sinh tia lửa như: bật công tắc đèn, cầu dao điện, giữ nguyên trạng thái của các công tắc, phích cắm của thiết bị
điện đang sử dụng (như đèn, quạt, nồi cơm điện). Cảnh báo không cho những người đang hút thuốc, thắp nhang đi vào khu vực có gas xì. Tắc các nguồn nhiệt,
bếp ở khu vực xung quanh.
Bước 3,
mở các cửa sổ, cửa đi. Dùng quạt tay quạt thông thoáng khu vực có gas xì để làm giảm tỷ lệ hơi gas trong không khí ở khu vực có gas xì.
Bước 4,
tìm chỗ rò rỉ gas bằng nước xà phòng (xoa nước xà phòng quanh bình gas, dây dẫn… chỗ nào bọt nổi lên là có gas xì).
Bước 5,
nếu bình gas bị xì, sau khi khóa van đầu bình, mở van điều áp ra khỏi bình, di chuyển bình gas bị xì ra nơi thông thoáng, dùng xà phòng (cục) trét lên chỗ
bị xì, sau đó dùng dây thun quấn chỗ bị xì, gọi điện cho cửa hàng hoặc đại lý đến đổi bình gas mới. Nếu ống mềm hoặc van điều áp bị xì thì thay mới.
Chú ý, khi đang nấu mà bị tắt bếp, nếu lúc đó ngửi thấy mùi gas thì tuyệt đối không được bật bếp lại, phải nhanh chóng khóa van đầu bình gas và xử lý giống
như sự cố xì gas. Chỉ bật lại bếp khi không còn mùi gas trong khu vực bếp.
Nguồn: Kiểm định
0 nhận xét :
Đăng nhận xét