Hải Phòng có nhiều dòng sông đổ ra cửa biển. Chính những dòng sông đó kiến tạo dáng vóc đô thị Hải Phòng hôm nay. Ði đâu cũng thấy những cây cầu uốn mình như những cánh tay vươn dài, tạo vóc dáng khoẻ khoắn, phóng khoáng của một thành phố nơi đầu sóng ngọn gió. Những người từng gắn bó với Hải Phòng, đều mang trong mình dấu ấn về những cây cầu gắn liền với bao thăng trầm, đổi thay của thành phố.
CẦU VƯỢT BIỂN TÂN VŨ - LẠCH HUYỆN
CẦU NIỆM
Cầu Niệm nằm trên quốc lộ 10, con đường huyết mạch của miền đồng bằng châu thổ Đông Nam sông Hồng. Phần quốc lộ 10 chạy trên đất Hải Phòng đã nối tỉnh
Quảng Ninh với các tỉnh đất rộng, người đông Thái Bình, Nam Hà. Cầu Niệm và quốc lộ 10 đã tạo điều kiện cho sản vật và hàng hóa ở nhiều miền đồng bằng, ven
biển của các huyện An Lão, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo và các tỉnh Hải Hưng, Thái Bình, Nam Hà… đổ về Hải Phòng.
Cầu Niệm vắt qua sông Lạch Tray – một chi lưu của sông Văn Úc – khởi nguồn từ thôn Quán Trang, xã Bát Trang (huyện An Lão), gặp biển tại cửa Lạch Tray.
Thực ra, người Việt thuở trước không có lệ đặt tên chung duy nhất cho một con sông chảy suốt từ nguồn đến biển. Mỗi Đoạn sông Lạch Tray có cây cầu này bắc
qua, từng có tên là sông Niệm vì sông chảy qua, bồi đắp lên xã Vĩnh Niệm, huyện An Dương xưa, mà hiện nay là phường Niệm Nghĩa, quận Lê Chân. Bởi thế, khi
có cây cầu bắc nhịp ngang sông Niệm thì dân chúng quanh vùng gọi cây cầu ấy là cầu Niệm như bao địa danh, công trình khác trên Tổ quốc thân yêu của chúng
ra.
Ngày xửa ngày xưa, đò ngang qua sông Niệm được duy trì liên tục, lâu dài trường tồn trong lịch sử và được nhớ lại như một nét đẹp trong đời sống văn hóa,
giao thông cổ truyền. Từ khi Hải Phòng quy hoạch xây dựng đô thị hóa, cảng biển ra đời và tỉnh lỵ Kiến An hình thành thì nhu cầu qua lại bên đò Niệm ngày
càng cao. Trong những năm tháng nửa đầu của thế kỷ XX này, có một người họ Lương ở làng Tiểu Trà (Kiến Thụy) xin nhận thầu với chính quyền bảo hộ Pháp kinh
doanh chạy phà đưa đón khách qua sông. Đến năm 1934, một người Pháp tên là Robert đưa ra kế hoạch xây cầu Niệm.
Cầu Niệm đầu tiên được xây dựng trên cơ sở tận dụng những nguyên liệu thừa trong thiết kế thi công cầu Giá (Thủy Nguyên). Đầu cầu treo thiết kế chạy đúng
trước cửa đình Niệm Nghĩa, một công trình kiến trúc cổ đặc sắc, cho nên đình phải dỡ bỏ. Chính quyền thực dân buộc phải bồi thường cho dân làng 1 vạn đồng
tiền Đông Dương để di chuyển đình về vị trí hiện nay. Cầu Niệm đầu tiên được khánh thành vào đầu năm 1936. Các phương tiện và người qua lại cầu đều phải
nộp tiền. Cầu hẹp không đủ cho hai xe ô tô qua lại nên ở giữa phải mở một chỗ rộng để xe tránh nhau theo chiều xuôi ngược. Cầu dài 157m, rộng 6m, hai bên
kè rộng 3,2m. Lúc đầu sàn cầu làm bằng gỗ, sau được rải đá, láng nhựa củng cố cho vững chắc.
Cầu Niệm - một nhân chứng lịch sử của Hải Phòng thời hiện đại: Ngày 26/9/1940, các chiến hạm của Nhật đổ quân lên bến Khuể (phía An Lão) qua thị xã Kiến An
sang Hải Phòng; 14 giờ cùng ngày, đại diện quân đội Pháp đóng tại thành phố ra tận cầu Niệm ký văn bản đầu hàng quân đội Nhật. Đêm mồng 9/3/1945, cuộc xung
đột vũ trang giữa Nhật và Pháp nổ ra. Pháp tập trung quân đến cầu Niệm bố trí lực lượng với ý định phá cầu chống Nhật, nhưng chưa đầy một ngày đã nộp vũ
khí đầu hàng. Ngày 29/4/1946, biệt động đội Kiến An đột kích tấn công Sở Xi – măng đen cũng rút về căn cứ qua cầu Niệm. Những ngày đầu của cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp (20/11/1946), cầu Niệm là nơi đón những bước chân tản cư chuẩn bị kháng chiến trường kỳ.
Năm 1950, thực dân Pháp cho thiết kế xây dựng lại cầu Niệm phục vụ cuộc chiến tranh sa lầy của chúng. Cầu do Công ty Dragage khởi công từ năm 1951 đến năm
1953 thì hoàn thành (nhưng hai đầu cầu vẫn dở dang); cầu dài 170m, rộng 6,2m, nhịp cao 2,8m. Thực dân Pháp cho xây một lô cốt bên sông để bảo vệ cầu. Đến
ngày Hải Phòng giải phóng (13/5/1955), ngành cầu – đường non trẻ thành phố nhận nhiệm vụ hoàn thiện nốt phần còn lại của cầu.
Trong chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ, cầu Niệm là một trong những mục tiêu đánh phá của không lực Hoa Kỳ nhằm chặt đứt mạch máu giao thông của
đất Cảng kiên cường. Ngày 18/11/1972, tên lửa Mỹ đã làm đổ cầu Niệm nhưng giao thông vẫn thông suốt nhờ hệ thống cầu phao.
Ngày 19/5/1980, nhân kỷ niệm lần thứ 90 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, cầu Niệm mới được khởi công xây dựng bằng bê-tông cốt thép ứng xuất trước và phương
pháp lắp hẫng. Sau 20 tháng thi công, ngày 1/12/1981, lễ thông cầu được tổ chức trong niềm hân hoan của nhân dân thành phố và đội ngũ những người thợ cầu
Việt Nam.
Cầu Niệm được coi là một trong những cánh hoa thành phố đang xòe rộng để phát huy hết các tiền năng của cả một dải núi sông hùng vĩ, của một vùng đất đang
trỗi dậy để làm giàu cho quê hương, đất nước.
Thành phố đang mở rộng. Có thể mai đây cầu Niệm không còn là một trong các cửa ô chính của thành phố mà chỉ là cửa ô của lịch sử, của lòng người như ô Đống
Mác, ô Quan Trưởng, ô Cầu Dền giữa lòng thủ đô Hà Nội. Cả một vùng văn hóa trên quê hương Trạng Trình, ở đôi bờ sống Văn Úc… sẽ làm cho cầu Niệm "vất vả"
hơn, nhưng cũng đẹp hơn trong nhịp cầu "nối các bờ vui".
CẦU QUAY
Cầu Quay được người Pháp xây từ thời còn chiếm đóng Việt Nam, mục đich chiến lược nhằm vận chuyển hàng hóa - chuyển sang từ Pháp và các nước khu vực cập
Cảng Hải phòng -( cảng lớn nhất Miền Bắc Việt Nam thời bấy giờ) lên Hà Nội.
Cầu dài 100m, bắc qua sông Tam Bạc, nằm trên tuyến đường sắt Hải Phòng đi Hà Nội - Lào Cai và Vân Nam do Công ty Hoả xa Đông Dương và Vân Nam của Pháp xây
dựng. Đoạn đường sắt Hải Phòng - Hà Nội được đưa vào khai thác ngày 16-6-1902.
Thưở mới xây dựng được gọi là cầu Xe lửa, nhưng người dân quen gọi là Cầu Quay bởi cây cầu có thể quay dọc theo chiều sông cho thuyền bè qua lại. Chiếc cầu
này theo nguyên bản thiết kế có thể quay được, trụ quay đặt ở mố giữa cầu, bằng hệ thống ròng rọc, lúc đầu do 5, 6 người quay bằng tay. khi có tàu bè đường
thủy qua lại nó se được quay dọc ra so với con sông và khi tàu hỏa cần qua nó sẽ lại được chuyển quay ngang con sông như cũ
Trong chiến tranh thế giới thứ 2, cầu bị máy bay quân Đồng Minh đánh phá. Cuối 1946, khi Pháp gây hấn, quân ta bóc đường ray trên cầu để chặn địch. Sau
1955, cầu được khẩn trương sửa chữa nhằm kịp thời phục vụ yêu cầu chi viện chiến trường miền Nam. Trong chiến tranh phá hoại, khi máy bay Mỹ bắn phá ác
liệt và liên tục nhưng giao thông nơi đây vẫn được duy trì. Trải qua hơn trăm năm, chứng kiến biết bao thăng trầm trong lịch sử dân tộc, cầu Quay vẫn hiên
ngang đứng đó, trở thành niềm tự hào của thành phố Hải Phòng.
Cầu Rào
Cầu Rào bắc qua sông Lạch Tray, trên đường Hải Phòng đi Đồ Sơn có tên là đường 14, đường 353, nay mới được đổi tên là Phạm Văn Đồng. Vì vị trí cầu thuộc
địa phận làng Rào, tên nôm của làng An Khê, nên được gọi như vậy.
Vào những năm cuối của thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Pháp làm đường Hải Phòng - Đồ Sơn, dẫn đến nơi nghỉ mát và xây pháo đài quân sự ở mỏm núi. Nhưng còn sông
Rào rộng chưa bắc cầu nên cản trở đi lại, mặc dù đã có phà kéo bằng dây cáp. Nhưng do nhiều ý kiến khác nhau về việc nên làm cây cầu này hay đắp đập trong
Hội đông thành phố và công luận, mặt khác cũng do khó khăn về tài chính nên tháng 2/1907, Thống sứ Bắc Kỳ mới quyết định chuyển số tiền 8000đ tài trợ cho
Hải Phòng xây một khách sạn để làm cầu Rào. Tuy nhiên, việc triển khai khá chậm.
Lúc đầu, cầu Rào đặt ở gần cổng khách sạn Chuyên gia hiện nay, làm bằng sắt, dài 174m. Tháng 12/1946, thực hiện chủ trương tiêu thổ kháng chiến, quân ta đã
lột hết ván lát mặt cầu và phá một số thanh giằng ngang. Năm 1947, Pháp đã sửa lại và đặt lô cốt ở hai đầu cầu để bảo vệ.
Năm 1960, ta đã sửa chữa lớn, nhưng ngày 2-9-1969 bom Mỹ đã phá sập cầu. Ta đã phải đặt cầu phao để thay cầu cứng. Suốt thời kỳ chiến tranh, cầu bị đánh
phá ác liệt.
Sau hoà bình, tháng 8-1976, cầu Rào được làm lại ở vị trí hiện nay, bằng phương pháp lắp hẫng dùng bê - tông cốt thép ứng xuất trước. Ngày 28-1-1980, cầu
được khánh thành. Cầu mới dài 174m, rộng 12m. Ngày 16-7-1987, cầu lại bị sập nhịp mố phía Bắc. Vì vậy phải dỡ bỏ và được làm lại bằng sắt kiên cố với hai
làn xe như hiện nay.
CẦU LẠC LONG
Cầu Lạc Long bắc qua sông Tam Bạc, nối phố Điện Biên Phủ với phố Bạch Đằng, dài 92m
Cầu được xây dựng vào loại sớm nhất thành phố, đồng thời với hai cây cầu nay đã không còn là cầu Paul Doumer và cầu Laniel. Lúc đầu cầu mang tên cầu Giốp
(Joffre) - tên của một vị đại úy công binh đã tham gia xâm lược Bắc Kỳ lần thứ hai, sau được phong làm thống chế.
Sau cách mạng tháng Tám cầu được đổi tên là cầu Ngô Quyền, từ năm 1954 đến nay gọi là cầu Lạc Long. Do yêu cầu phát triển của thành phố, năm 1991, UBND
thành phố đã quyết định xây dựng cầu Lạc Long mới - khởi công ngày 13/9/1992 và khánh thành vào ngày 2/9/1993
Cầu Thượng Lý
Cầu Thượng Lý (dân quen gọi là cầu Xi - măng vì ở gần nhà máy Xi - măng Hải Phòng) bắc qua sông đào Hạ Lý, thuộc địa bàn xã Hạ Lý cũ. Cầu lúc đầu mang tên
Hạ Lý, dân quen gọi là cầu Xi - măng vì ở gần nhà máy Xi - măng Hải Phòng. Sau cách mạng tháng Tám đổi mang tên Tô Hiệu. Sông đào Hạ Lý đã chia đôi làng Hạ
Lý. Làng Hạ Lý xưa địa giới tận ngã ba Xi - măng hiện nay (ngã ba Bạch Đằng - Hùng Vương).
Việc đào sông Hạ Lý đã giải quyết nhu cầu giao thông đường thuỷ nhưng lại gây khó khăn cho giao thông đường bộ. Chính vì vậy từ năm 1923, người ta đã đòi
hỏi phải xây cầu, bàn về kiến trúc của cầu rẩt nhiều sao cho cầu không gây cản trở cho việc đi lại của thuyền bè trên sông. Cuối cùng, Hội đồng thành phố
phải mời các kỹ sư cầu đường, các nhà vận tải thuỷ hội thảo.
Ngày 3-12-1926, Toàn quyền Đông Dương đã ký nghị định xây ở cửa sông đào Hạ Lý tạm một chiếc cầu treo để tiếp thông đường 5, sau đó chiếc cầu kiên cố mới
được xây dựng. Về vị trí đặt cầu mới, lúc đầu có người bàn nên làm thêm một cầu nữa cho ô tô và người đi bộ ở vị trí cầu xe lửa (cầu Quay), mở đường nhựa
song song với đường sắt nhưng vì quá tốn kém nên không được Hội đồng thành phố chấp nhận. Sau người ta thống nhất làm cầu cất ở vị trí hiện nay. Dầm giữa
hai đầu cầu đặt cột cao, có hai tảng bê-tông nặng, dùng tời để nâng nhịp giữa lên cho thuyền qua lại vào giờ qui định (khi nhịp nâng lên thì hai tảng bê
tông hạ xuống và ngược lại, khi nhịp giữa hạ thì chúng ở đỉnh hai cột cao).
Cầu xây dưng năm 1934. Trong chiến tranh bị hư hỏng nhiều lần, đặc biệt là bị bom Mỹ đánh sập từ năm 1969. Sau khi Mỹ phải ngừng ném bom miền Bắc và ký
Hiệp định đình chiến Pari, cầu Hạ Lý được sửa chữa nhiều lần. Đầu năm 1988 cầu được xây lại với kết cấu dầm thép tổ hợp và cố định các nhịp. Tháng 12 năm
1999 cầu cũ được dỡ đi hoàn toàn, thay vào đó là một cây cầu bê tông dự ứng lực đúc hẫng kiên cố rộng rãi hơn cầu cũ.
Cầu Bính
Đây là cây cầu nối liền hai bờ sông Cấm, nối thành phố Hải Phòng với huyện Thủy Nguyên và đi ra tỉnh Quảng Ninh, được đánh giá là cây cầu dây văng đẹp nhất miền Bắc.
Cầu Bính được xây dựng cách bến phà Bính 1.300 m, góp phần giải quyết tình trạng tắc nghẽn giao thông thường xuyên và đi lại khó khăn qua phà tại đây
Cầu có chiều dài 1.280 m, rộng 22,5 m, với bốn làn xe cơ giới và hai làn xe thô sơ. Cầu được thiết kế theo đường cong để tạo dáng kiến trúc và thẩm mỹ, đường dẫn hai đầu cầu là đường cấp 1 đô thị.
Cầu Bính được xây dựng cách bến phà Bính 1.300 m, góp phần giải quyết tình trạng tắc nghẽn giao thông thường xuyên và đi lại khó khăn qua phà tại đây (phà Bính). Ngoài ra, cây cầu này sẽ giúp cho sự phát triển và hình thành một khu đô thị mới của thành phố Hải Phòng ở khu vực phía bắc sông Cấm.
Cùng với dự án xây dựng cầu Kiền trên đường quốc lộ 10, cầu Bính đóng góp một phần quan trọng trong việc kết nối Hải Phòng với Quảng Ninh, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển mạng lưới giao thông miền Bắc và nền kinh tế của khu vực ven biển phía bắc Việt Nam.
Cầu Rào 2
Ngày 20-12-2012, cầu Rào 2 bắc qua sông Lạch Tray chính thức hoàn thành và đưa vào sử dụng. Việc hoàn thành cây cầu này không chỉ góp phần nâng cấp hệ thống giao thông Hải Phòng mà còn có ý nghĩa quan trọng ghi dấu mối quan hệ hợp tác bền chặt giữa Việt Nam và Phần Lan, nhân kỷ niệm 40 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.
Cây cầu mang kiểu dáng châu Âu
Xét về độ hoành tráng, cầu Rào 2 không bằng cầu Bính, nhưng ở góc độ thiết kế và xây dựng, những người thi công cầu Rào 2 đều tự hào đây là cây cầu đẹp và hiện đại nhất Hải Phòng, nối quận Lê Chân với quận Dương Kinh.
Được thiết kế bởi những nhà thiết kế cầu hàng đầu châu Âu, cầu Rào 2 mang dáng dấp của một cây cầu ở châu Âu. Không màu mè, nhưng chắc chắn, hài hòa với kiến trúc cảnh quan. Cũng là cầu dây văng như cầu Bính, song cầu Rào 2 chỉ thiết kế 1 trụ tháp cao 47,363m đặt lệch về phía quận Lê Chân. Cầu có chiều dài 248m, bề rộng mặt cầu 25,5m cho 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ. Cầu có kết cấu dầm thép liên tục với sơ đồ nhịp 70+120+40m = 230m, chiều cao khổ thông thuyền 7m, chiều rộng thông thuyền 50m, đường dẫn hai đầu cầu dài hơn 700m, rộng 36m.
Tham gia xây dựng cầu Rào 2 có nhiều doanh nghiệp đến từ châu Âu, đó là nhà thầu chính MTHøjgaard a/s (Đan Mạch), tư vấn thiết kế và giám sát thi công là Liên danh tư vấn Finnroad, WSP (Phần Lan) và TEDI (Việt Nam). Các nhà thầu phụ nước ngoài là RUKKI (Phần Lan) sản xuất và cung cấp dầm thép; FREYSSINET (Pháp) cung cấp và lắp đặt cáp văng; Maurer Søhne (Đức) cung cấp gối cầu, khe co giãn Mageba (Thụy Sỹ), màng chống thấm INDEX (Italia), lưới địa kỹ thuật tường chắn TENAX (Đức) và SAVCOR (Phần Lan) cung cấp, lắp đặt thiết bị quan trắc cầu. Cùng các thầu phụ Việt Nam có tên tuổi là Công ty cổ phần IDC thi công móng cọc, Công ty CP Lisemco lắp ráp, sơn dầm thép.
Thiết kế, tư vấn giám sát và nhà thầu thi công đều đến từ châu Âu nên cầu Rào 2 đạt chất lượng đúng đẳng cấp châu Âu. Khi màn đêm buông xuống, cùng với ánh sáng đèn đêm của thành phố, dải ánh sáng từ cầu Rào 2 tạo cảnh quan đẹp lung linh vắt qua sông Lạch Tray. Cầu Rào 2 càng có ý nghĩa hơn khi là công trình trọng điểm đầu tiên của thành phố Hải Phòng hoành thành nhân dịp chào đón Năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng 2013 do Hải Phòng đăng cai.
Cầu Rào 2 hoàn thành và đưa vào sử dụng giải quyết được vấn đề ách tắc giao thông trên địa bàn thành phố. Không chỉ vậy, cây cầu còn là điểm nhấn kiến trúc phía Đông Nam thành phố, khơi dậy tiềm năng, phát triển đô thị của quận Lê Chân và quận Dương Kinh.
Cầu vượt biển Tân Vũ - Lạch Huyện
Năm 2014 vừa qua, một tin vui lớn đối với thành phố Hải Phòng nói chung và người dân huyện đảo Cát Hải nói riêng, đó là Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho phép chủ đâu tư (Bộ Giao thông vận tải) tổ chức khởi công gói thầu số 6 - xây dựng cầu Tân Vũ bắc qua cửa Lạch Huyện thuộc Dự án đường ô tô Tân Vũ - Lạch Huyện.
Sau khi hoàn thành cầu Tân Vũ, tuyến đường bộ Tân Vũ - Lạch Huyện sẽ khắc phục vị trí cô lập của huyện đảo Cát Hải, rút ngắn khoảng cách vùng trọng điểm du lịch Cát Bà với khu vực trung tâm thành phố. Quan trọng hơn là đường ô tô Tân Vũ - Lạch Huyện sẽ là con đường chính huyết mạch vận chuyển hàng hóa cho Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, mở ra thế vận mới, thời cơ mới về phát triển cảng biển cho cả thành phố và khu vực miền Bắc…
Toàn bộ dự án bao gồm 5,44km cầu vượt biển, phần đường dẫn dài 10,19km. Với chiều dài này, cầu Tân Vũ-Lạch Huyện sau khi hoàn thành sẽ là cây cầu vượt biển có chiều dài lớn nhất Việt Nam. Đây cũng là một trong những cây cầu vượt biển lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á với kết cấu dầm hộp bê tông dự ứng lực được thi công theo công nghệ lắp ghép hoàn thiện từng nhịp có chiều dài lắp ghép 60m lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam.
“Tân Vũ-Lạch Huyện là nối đường cao tốc từ Hà Nội-Hải Phòng đến thẳng cảng nước sâu, cảng quốc tế. Không có đường, cầu ôtô Tân Vũ thì sẽ không đồng bộ được cảng Lạch Huyện, cảng nước sâu, cửa ra chính của cửa ngõ các tỉnh phía Bắc”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại lễ khởi công.
Kết
Trước đây, Hải Phòng chỉ có những cầu nhỏ, hẹp, lạc hậu như cầu Hạ Lý, cầu xe lửa Tam Bạc (dân Hải Phòng quen gọi là cầu Quay), cầu Rào…Ấy mà giờ đây, Cầu Hạ Lý được dỡ bỏ để xây dựng cầu Lạc Long to đẹp hơn. Ngày nay Cầu Bính, cầu Kiền, Tiên Cựu, Qúy Cao, Đá Bạc, cầu Khuể thay thế những chuyến phà trong quá khứ. Cầu Rào 2, Cầu Quay 2 được xây dựng không chỉ làm đẹp thêm cảnh quan đô thị mà sẽ góp phần giảm áp lực giao thông trên cùng đích đến.
Những cây cầu hiện đại trong tương lai sẽ góp phần thay đổi bộ mặt của toàn thành phố, hướng phát triển Hải Phòng theo Kết luận 72 của Bộ Chính trị : một thành phố Cảng xanh, trung tâm dịch vụ, công nghiệp…; một trọng điểm kinh tế, một vùng động lực phát triển của cả miền bắc, có nhiều công trình, dự án lớn..
PHỤC LỤC
STT |
TÊN CẦU |
BẮC QUA SÔNG |
THÔNG TIN |
NĂM KHÁNH THÀNH |
1 |
sông Cấm |
Cầu Bính bắc qua sông Cấm nối giữa quận Hồng Bàng và huyện Thủy Nguyên,xây dựng và khánh thành vào 13/05/2005, được cho là một trong những cây cầu đẹp nhất Đông Nam Á, sử dụng nguồn vốn ODA của chính phủ Nhật Bản. Tuy nhiên trong một trận bão vào tháng 7 năm 2010, cây cầu bị ba tàu của Tổng công ty đóng tàu Bạch Đằng va vào làm hư hỏng nặng. Tháng 5/2012, Cầu Bính đã bắt đầu được tiến hành sửa chữa và khôi phục |
2005 |
|
2 |
sông Cấm |
Cầu Kiền bắc qua sông Cấm, nằm trên quốc lộ 10 nối giữa huyện An Dương và huyện Thủy Nguyên. Đây là cây cầu có quy mô chỉ 4 làn xe,nên hay xảy ra ách tắc. Mặt cầu đang có dấu hiện xuống cấp trầm trọng |
2003 |
|
3 |
sông Tam Bạc |
Cầu Lạc Long bắc qua sông Tam Bạc, nối phố Điện Biên Phủ với phố Bạch Đằng, dài 92m
|
1993 |
|
4 |
sông Thượng Lý |
Cầu Thượng Lý (còn gọi là Cầu Xi Măng) bắc qua sông đào Thượng Lý, thuộc quận Hồng Bàng. |
-1988 cầu được xây lại
|
|
5 |
sông Tam Bạc |
Cầu Quay còn gọi là cầu Xe Lửa, bắc qua sông Tam Bạc. Trước kia, thời Pháp thuộc, cầu này có thể quay, nhưng hiện tại không quay được nữa. Trong tháng 11 năm 2010, cầu đã bị tàu bè đâm phải gây hỏng nhẹ. |
1902 |
|
6 |
sông Lạch Tray |
Cầu Rào bắc qua sông Lạch Tray, nối phố Lạch Tray với đường Phạm Văn Đồng. |
-1980
|
|
7 |
sông Lạch Tray |
Cầu Rào 2 bắc qua sông Lạch Tray, nối phố Hồ sen kéo dài với đường Phạm Văn Đồng. Đây là cây cầu có một cột dây văng duy nhất bắc qua sông Lạch Tray. |
2012 |
|
8 |
sông Lạch Tray |
Cầu Niệm bắc qua sông Lạch Tray, nối phố Trần Nguyên Hãn, quận Lê Chân với phố Trường Chinh, quận Kiến An. |
1981 |
|
9 |
sông Lạch Tray |
Cầu An Dương bắc qua sông Lạch Tray, nằm trên đại lộ Tôn Đức Thắng, giữa quận Lê Chân và huyện An Dương. |
||
10 |
sông Lạch Tray |
Cầu An Đồng (có thời gian gọi là cầu An Dương 2) bắc qua sông Lạch Tray, nằm trên đại lộ Nguyễn Văn Linh, giữa quận Lê Chân và huyện An Dương. |
||
11 |
sông Lạch Tray |
Cầu Kiến An bắc qua sông Lạch Tray, nối giữa quận Kiến An và huyện An Dương. |
||
12 |
sông Văn Úc |
Cầu Khuể bắc qua sông Văn Úc, nối huyện An Lão với huyện Tiên Lãng |
2010 |
|
13 |
sông Lạch Tray |
Cầu Trạm Bạc bắc qua sông Lạch Tray, nối huyện An Dương với huyện An lão |
||
14 |
sông Bạch đằng |
Cầu Đá Bạc nối Hải Phòng - Quảng Ninh, bắc qua sông Bạch đằng |
||
15 |
sông Giá |
Cầu Giá bắc qua sông Giá, huyện Thủy Nguyên. |
||
16 |
sông đào Tiên Lãng |
Cầu sông Mới bắc qua sông đào Tiên Lãng. |
||
17 |
sông Hóa |
Cầu Nghìn nối Hải Phòng - Thái Bình, qua sông Hóa. |
||
18 |
sông Văn Úc |
Cầu Tiên Cựu qua sông Văn Úc, nối An Lão - Tiên Lãng. |
||
19 |
sông Thái Bình |
Cầu Quý Cao bắc qua sông Thái Bình, nối Hải Dương - Vĩnh Bảo, Hải Phòng. |
||
20 |
sông Văn Úc |
Cầu Khuể bắc qua sông Văn Úc,nối Tiên Lãng với An Lão |
0 nhận xét :
Đăng nhận xét