Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015

Những điều có thể bạn chưa biết về Trái đất

Chúng ta đang sống trên Trái Đất, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều điều mà chúng ta chưa biết về ngôi nhà chung của nhân loại.
Khi bắt đầu quyết định viết về Trái đất, tác giả bài viết nhận ra rằng đây là một công việc khó khăn: tuy là một hành tinh nhỏ so với các hành tinh khác, nhưng Trái đất vẫn là một hành tinh quá to lớn và phức tạp. Và rồi họ quyết định sẽ tiếp cận theo cách khác: thay vì chia ra và phân tích từng phần riêng lẻ cấu thành nên Trái đất, chúng ta hãy cùng nhau xem xét một cách tổng thể, xem chúng có liên quan đến nhau như thế nào. Tất cả sẽ xoay quanh ảnh hưởng của Mặt trời lên Trái đất: nếu không có Mặt trời, sự sống trên Trái đất không thể tồn tại.



Năng lượng và ánh sáng
So với phần còn lại của vũ trụ, Trái đất chỉ là một hành tinh nhỏ bé. Hành tinh của chúng ta, cùng với bảy hành tinh khác, quay xung quanh Mặt trời – vốn chỉ là một ngôi sao nhỏ trong khoảng hơn 200 tỉ ngôi sao trong thiên hà của chúng ta. Và thiên hà của chúng ta – dải Ngân Hà, Milky Way – cũng chỉ là một phần của vũ trụ, gồm hàng triệu thiên hà khác cùng với các sao và hành tinh bên trong. Trái đất chỉ giống như một hạt cát ở bờ biển vậy.
So với loài người, thì ngược lại, Trái đất quả thực quá to lớn. Nó có đường kính 7.926 dặm (khoảng 12.756 km) ở xích đạo, với khối lượng khoảng 6 x 10^24 kg. Trái đất quay xung quanh Mặt trời với vận tốc khoảng 66.638 dặm một giờ (29,79 km một giây). Những con số khổng lồ. Nhưng nó vẫn là rất nhỏ so với kích thước của Mặt trời.



Nhìn từ Trái đất, Mặt trời có vẻ rất nhỏ. Bởi vì nó cách Trái đất những 93 triệu dặm. Thực tế, đường kính Mặt trời lớn hơn Trái đất khoảng 100 lần, một Mặt trời có thể chứa trong đó khoảng 1.000.000 Trái đất.
Nếu không có Mặt trời, Trái đất không thể tồn tại được. Bạn có thể tưởng tượng, Trái đất là một cỗ máy khổng lồ, một hệ thống vô cùng phức tạp. Nó cần năng lượng để hoạt động, và nguồn năng lượng đó chính là Mặt trời. Mặt trời là một nguồn năng lượng hạt nhân khổng lồ - phản ứng nhiệt hạch tạo một nguyên tử Heli từ bốn nguyên tử Hidro giúp sinh ra nhiệt và ánh sáng. Mỗi mét vuông trên Trái đất tiếp nhận năng lượng khoảng 342 Watt mỗi năm. Tổng cộng là 1,7 x 10^17 Watt, tương đương với lượng năng lượng sinh ra bởi khoảng 1,7 tỉ nhà máy điện.
Khi năng lượng này đến Trái đất, nó cung cấp năng lượng cho rất nhiều phản ứng, chu trình và hệ thống. Nó điều khiển sự đối lưu của khí quyển và đại dương. Nó giúp cây cối phát triển. Nó giúp cho nhiệt độ Trái đất ổn định, và rồi sự sống có thể tồn tại trên hành tinh của chúng ta.



Ngày và đêm
Một trong những ảnh hưởng lớn nhất của Mặt trời lên Trái đất là thứ bạn trải qua hàng ngày: hiện tượng ngày và đêm. Khi tự quay quanh trục của mình, một phần Trái đất nhận ánh sáng Mặt trời, trong khi phần kia chìm trong bóng đêm. Nói cách khác, khi nhìn từ Trái đất, đó là hiện tượng Mặt trời mọc và lặn. Bất kì nơi nào trên Trái đất đều nhận ánh sáng và nhiệt từ Mặt trời vào ban ngày, sau đó sẽ mất nhiệt vào ban đêm.
Bốn mùa trên Trái đất cũng là một trong những bằng chứng rõ ràng nhất về mối quan hệ giữa Trái đất và Mặt trời. Trục Trái đất nghiêng khoảng 23,5 độ. Một nửa bán cầu đối diện với Mặt trời sẽ nhận được nhiều ánh sáng hơn - ở những nơi này sẽ là mùa hè, và sẽ là mùa đông ở bán cầu bên kia. Ảnh hưởng này không lớn lắm ở gần Xích đạo – nơi đây nhận được lượng ánh sáng Mặt trời mỗi ngày gần tương đương nhau trong suốt cả năm. Trong khi, ở hai cực, không nhận được một chút ánh sáng Mặt trời nào trong suốt mùa đông, đây là một trong những lý do khiến thời tiết ở nơi đây lại băng giá như vậy.



Trong khi nhiều người chỉ nghĩ đơn giản, sự khác biệt giữa ngày và đêm (hay mùa hè và mùa đông) là một điều tất nhiên, thì thực tế sự thay đổi về ánh sáng và nhiệt độ tạo nên ảnh hưởng vô cùng lớn tới sự hoạt động của các hệ thống trên Trái đất. Một trong số đó là sự lưu thông không khí trên Trái đất.
Hiệu ứng Coriolis, một sản phẩm sinh ra do Trái đất tự quay, giúp tạo nên hệ thống mùa phong phú và đa dạng. Nó còn giúp tạo nên nhiều loại gió, như gió Tín phong thổi đến xích đạo, hay loại gió Tây ôn đới thổi từ đường chí tuyến đến vòng cực. Những hình thái gió mùa này giúp cho không khí và hơi ẩm di chuyển giữa các vùng, và tạo nên sự đa dạng về mùa.
Mặt trời cũng góp phần trong quá trình tạo ra mưa và gió. Khi Mặt trời làm nóng không khí ở một khu vực nào đó, áp suất tại đó sẽ giảm đi. Không khí từ vùng lân cận sẽ lập tức tràn vào, đây chính là cơ chế tạo nên gió. Không có Mặt trời, sẽ không có gió trên Trái đất. Và còn hơn thế, không có Mặt trời, chúng ta cũng không có không khí để thở. Hãy thử tìm hiểu ở phần tiếp theo.



Đường và carbon
Phần lớn trong bầu khí quyển Trái đất là khí nitơ. Oxy chỉ chiếm 21% trong không khí chúng ta hít thở. Ngoài ra còn có khí carbon dioxid, argon, ozone, hơi nước, và rất nhiều loại khí khác, tạo nên khoảng gần 1% thành phần khí quyển. Những loại khí này đến từ nhiều nguồn, kể từ khi Trái đất hình thành.
Nhưng các nhà khoa học lại tin rằng, trên Trái đất sẽ không có khí oxy, nếu không có cây xanh. Cây xanh (và một số loài vi khuẩn), bằng quá trình quang hợp, chúng chuyển hóa nước và khí carbon dioxid thành đường và khí oxy.
Quang hợp là một quá trình phức tạp. Về cơ bản, nó giống như cách mà cơ thể chúng ta phân hủy thức ăn để tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động. Về bản chất, sử dụng năng lượng ánh sáng từ Mặt trời, cây xanh có thể chuyển hóa carbon dioxid và nước thành glucose và khí oxy qua phản ứng:
6CO2 + 12H2O + ánh sáng -> C6H12O6 + 6O2+ 6H2O



Nói cách khác, trong khi chúng ta thì hít khí oxy và thải ra khí carbonic, thì cây xanh lại ngược lại, chúng hít khí carbonic và thải ra khí oxy. Một số nhà khoa học tin rằng, trên Trái đất không hề có oxy trước khi cây xanh xuất hiện và khởi động quá trình quang hợp.
Nếu không có Mặt trời cung cấp ánh sáng cho quá trình quang hợp, chúng ta sẽ không thể có không khí để thở. Nếu không có cây cối cung cấp lương thực cho con người và các loài động vật khác, chúng ta cũng sẽ không có gì để ăn.
Hiển nhiên, cây cối rất quan trọng cho sự tồn tại của loài người. Không chỉ vì nó cung cấp khí oxy và thức ăn, chúng còn giúp điều chỉnh lượng khí carbonic, hay còn gọi là khí nhà kính, trong khí quyển. Chúng còn giúp phòng tránh sự xói mòn, bạc màu của đất do gió và nước. Thêm nữa, chúng còn đưa hơi nước vào không khí trong quá trình quang hợp. Lượng hơi nước này, tiếp tục tham gia vào chu trình nước, được điều khiển bởi Mặt trời. Hãy cùng tìm hiểu về chu trình nước trong phần tiếp theo.



Nước và lửa
Mặt trời tác động rất lớn đến nguồn nước của chúng ta. Nó làm nóng các đại dương ở gần xích đạo, ngược lại, nước ở hai cực thì lạnh đi. Chính vì lẽ đó mà tồn tại các dòng biển nóng và lạnh, chúng di chuyển một lượng lớn nước ấm và nước lạnh đi khắp nơi, ảnh hưởng đến thời tiết và khí hậu khắp thế giới. Mặt trời cũng điều khiển chu trình nước, nó làm bay hơi khoảng 495.000 kilomet khối hơi nước vào khí quyển mỗi năm.
Bạn hãy nhớ lại xem, khi bạn đi bơi, lúc bạn lên bờ và nằm phơi nắng, chỉ một lúc sau cơ thể bạn sẽ lại khô như lúc trước khi bơi. Khi ấy, quá trình bay hơi đã xảy ra. Ngược lại, nếu bạn từng thấy hơi nước đọng trên thành cốc trà đá, thì bạn đã thấy hiện tượng ngưng tụ rồi đấy. Đây chính là hai quá trình chính, trong chu trình nước. Chu trình nước này là nguyên nhân sinh ra mây và mưa, cũng như nguồn nước ngọt mà bạn đang sử dụng.



Nếu không có Mặt trời khởi phát quá trình bay hơi nước, chu trình nước sẽ không tồn tại. Trên Trái đất sẽ không có mây, mưa hay thời tiết. Nước trên Trái đất sẽ chỉ ở yên trên mặt đất, chính xác hơn, nước sẽ bị đóng băng, do không có Mặt trời để sưởi ấm, và Trái đất sẽ băng giá mãi mãi.
Tia cực tím và gió Mặt trời
Nguồn năng lượng khổng lồ của Mặt trời có hai mặt hại chính: tia cực tím và gió Mặt trời. Tia cực tím có thể gây ung thư, đục thủy tinh thể và những vấn đề về sức khỏe khác. Gió Mặt trời, bản chất là một luồng dịch chuyển mang điện tích, hay dòng ion hoá, sẽ thổi bay khí quyển Trái đất. May mắn thay, Trái đất có hàng rào bảo vệ tự nhiên chống lại cả hai tác nhân này. Tầng ozon bảo vệ con người khỏi tia cực tím, và từ trường bảo vệ chúng ta khỏi gió Mặt trời.



Tầng bình lưu của Trái đất có một lớp mỏng ozone (O3), được sinh ra nhờ Mặt trời. Phân tử ozone cấu tạo bởi 3 nguyên tử oxy – đây là một phân tử không bền vững, tuy nhiên phải mất rất nhiều năng lượng để tạo ra được nó. Khi tia cực tím đến Trái đất và va chạm với các phân tử oxy, phân tử oxy sẽ bị tách ra thành hai oxy nguyên tử. Mỗi oxy nguyên tử này khi gặp một phân tử oxy sẽ tạo thành một phân tử ozone. Đây là một phản ứng thuận nghịch: khi tia cực tím va chạm với phân tử ozone, nó lại bị tách ra thành phân tử oxy và một oxy nguyên tử.
Quá trình này gọi là chu trình oxy – ozone, và nó giúp chuyển năng lượng của tia cực tím thành nhiệt năng, từ đó giúp ngăn ngừa tác dụng có hại của tia cực tím đến con người. Nếu không có Mặt trời, Trái đất sẽ không có tầng ozone; nhưng nếu không có Mặt trời, thì chúng ta cũng chẳng cần tầng ozone nữa.
Đó là cơ chế giúp bảo vệ con người khỏi tia cực tím. Còn về gió Mặt trời, Trái đất đã tự tạo ra được hàng rào bảo vệ. Nếu không có từ trường, các hạt mang điện từ gió Mặt trời sẽ thổi bay bầu khí quyển của Trái đất. Từ trường được sinh ra từ bên trong lòng của Trái đất – đó là kết quả của sự tương tác giữa các lớp bên trong và bên ngoài của Trái đất.



Trong nhân Trái đất có chứa một lượng lớn sắt. Phần lõi trong cùng ở dạng đặc, tiếp theo là lớp kim loại nóng chảy – hai lớp này ở sâu trong lòng đất. Chúng được ngăn cách với lớp vỏ Trái đất bằng một lớp mantle rất dày. Lớp mantle này ở thể rắn, tuy nhiên lại rất mềm, đây là nguồn gốc của dòng dung nham trong các ngọn núi lửa. Quay lại với hai lớp kim loại trong cùng, chúng cũng quay quanh trục giống như Trái đất, nhưng do mật độ hai lớp khác nhau, nên chúng có vận tốc quay khác nhau, từ đó sinh ra hiệu ứng dynamo, hình thành dòng điện và tạo nên từ trường của Trái đất – giống như một nam châm điện khổng lồ vậy. Khi gió Mặt trời đến Trái đất, chúng sẽ tương tác với từ trường của Trái đất và bị đẩy ra xa, từ đó bảo vệ Trái đất khỏi tác động của gió Mặt trời.
Từ hiệu ứng dynamo, Trái đất trở thành một nam châm lớn có hai cực. Hai cực của Trái đất thay đổi theo chu kì – khoảng 400 lần trong vòng 330 triệu năm. Từ trường sẽ yếu đi khi hai cực thay đổi, tuy nhiên, qua nghiên cứu, người ta dự đoán rằng Mặt trời sẽ “hỗ trợ” Trái đất trong giai đoạn này, bằng cách tương tác với lớp khí quyển để tăng cường thêm từ trường.



Hành tinh và các ngôi sao
Một trong những lý thuyết nổi trội nhất về nguồn gốc hình thành Trái đất, là về một đám mây bụi quay tròn có tên gọi là tinh vân Mặt trời. Tinh vân này là một sản phẩm sau vụ nổ Big Bang. Các nhà triết học, người theo đạo và các nhà khoa học có vô vàn những ý kiến khác nhau về nguồn gốc của vũ trụ, nhưng nổi tiếng nhất và được chấp nhận nhiều nhất, là lý thuyết về vụ nổ Big Bang. Theo lý thuyết này, vũ trụ được sinh ra sau một vụ nổ cực lớn.
Trước khi xảy ra vụ nổ Big Bang, tất cả vật chất và năng lượng tập trung tại một điểm có tên gọi là điểm kì dị - singularity. Đây là một điểm có nhiệt độ cực cao và mật độ lên đến vô hạn – giống như ở điểm trung tâm của các lỗ đen. Điểm kì dị trôi trong chân không, cho đến khi nó bùng nổ - khí, hơi, vật chất, năng lượng tỏa ra theo mọi hướng.



Sau khi các loại khí nguội đi, rất nhiều lực tác động lên các hạt và khiến chúng gắn vào với nhau. Càng nguội, chúng di chuyển càng chậm, và dần dần hình thành các ngôi sao. Quá trình này xảy ra mất khoảng một tỉ năm.
Khoảng 5 tỉ năm trước, một phần của đám khí sau vụ nổ Big Bang, đã sinh ra Mặt trời của chúng ta. Ban đầu, nó rất nóng, đám mây bụi quay xung quanh nó chứa vô vàn các nguyên tố khác nhau. Khi Mặt trời tiếp tục quay, các nguyên tố này tạo thành một đĩa có tên gọi là tinh vân Mặt trời. Trái đất và các hành tinh khác hình thành trong chiếc đĩa này. Trung tâm đám mây tiếp tục ngưng tụ, tiếp tục bốc cháy và tạo thành Mặt trời.
Hiện tại chưa có bằng chứng chắc chắn về việc Trái đất hình thành như thế nào trong đám mây bụi đó. Các nhà khoa học đưa ra hai giả thiết, và cả hai giả thiết này đều liên quan đến việc các phân tử và các hạt kết dính vào nhau. Chúng có chung ý tưởng cơ bản: khoảng 4.6 tỉ năm trước, Trái đất được hình thành từ các hạt quay xung quanh chiếc đĩa khổng lồ hình thành nên Mặt trời: khi Mặt trời đốt cháy, nó thổi các hạt ra không gian xung quanh, và hình thành nên hệ Mặt trời ngày nay. Mặt trăng cũng là một phần của tinh vân Mặt trời.



Thuở ban đầu, Trái đất rất nóng. Dần dần, khi nó nguội đi, lớp vỏ Trái đất hình thành. Thiên thạch rơi xuống Trái đất tạo nên các hố sâu. Nhiệt độ tiếp tục giảm xuống, đồng nghĩa với việc nước sẽ ngưng tụ, và tạo nên hồ, biển và các đại dương.
Trải qua hàng ngàn quá trình như động đất, núi lửa,... bề mặt Trái đất mới có thể giống như hiện tại. Khối lượng khổng lồ của nó giúp tạo nên trọng lực giữ mọi thứ lại trên bề mặt, và giúp chúng ta có nơi để sống. Tất cả các quá trình này, tất cả các vật chất này, sẽ không thể tồn tại nếu không có Mặt trời.
(Theo PLXH)

Thứ Năm, 18 tháng 6, 2015

Hướng dẫn sử dụng, nguyên nhân và cách phòng chống cháy nổ khi sử dụng bình Gas

Nguyên nhân làm rò rỉ gas dẫn đến nổ khí gas:

– Do bình gas giả (chủ yếu nhái niêm màng co hoặc bình gas quá hạn sử dụng) dẫn đến rò rỉ gas.

– Do vỏ bình gas bị thủng

– Do dây gas cũ làm khí gas thoát ra ngoài

– Do van bình gas có chất lượng kém dẫn đến gẫy, hở cổ van

Cách đối phó trong trường hợp rò rỉ gas:

– Khi bị rò rỉ gas có mùi rất hôi. Nếu gặp nguồn lửa, nhiệt cao sẽ gây cháy nổ, do đó trước khi bật bếp để đun nấu, người dùng không được bật lửa, bật đèn, quạt, điện thoại di động… vì có thể phát ra tia lửa điện. Người sử dụng nên ngửi xem có mùi gas bị rò rỉ ra ngoài không.

Khi phát hiện có mùi gas thì phải mở các cửa cho thông thoáng để gas tự bay ra ngoài, giảm nồng độ khí cháy trong bếp, sau đó thông báo cho cửa hàng bán gas để nhân viên đến xử lý ngay. Phải đảm bảo gas không bị rò rỉ mới bật bếp dùng.

– Dùng quạt nan hoặc mảnh bìa cac-tong để quạt tản khí đi. Nếu quạt máy đang chạy thì vẫn để nguyên.

– Tuyệt đối không động đến bất kỳ thiết bị nào có thể phát sinh tia lửa điện, không bật tắt công tắt đèn, quạt, đóng cắt mạch điện, kể cả điện thoại di động.

– Lập tức khóa van bình

– Mở hết các cửa ở phía trên bếp (không phải là các cửa ngang bếp) để tạo đối lưu lên trên, khi nào gần hết mùi mới được mở hết các cửa nhà.

một vụ tai nạn nổ bình gas

một vụ tai nạn nổ bình gas

Để phòng chống nổ gas:

– Bạn phải chọn bình gas nguyên vẹn, không móp méo, nước sơn còn tốt, không chóc, rỉ, rỗ.

– Khi chọn bình gas, van điều áp nên chọn đại lý chính hãng, có tên tuổi và bạn nhớ mua bảo hiểm cho bình gas của bạn.

– Khi thay bình gas bạn phải yêu người thay bình gas thử lại độ kín bằng nước bọt xà phòng, cả trong trạng thái mở và khóa van. Trong lúc đang thay bình gas, tuyệt đối không được sử dụng hoặc vận hành các thiết bị có thể phát sinh tia lửa điện gần đó như nổ xe máy, đánh bật lửa.

– Thường xuyên kiểm tra bếp, ống dẫn gas bằng nước bọt xà phòng.

– Nếu bình gas nhà bạn dùng van vặn thì khi mở chỉ vặn 1-2 vòng (hơi lỏng tay) là đủ, không cần mở hết.

– Lắp hệ thống cảnh báo rò rỉ khí gas bằng các cảm biến và thường xuyên kiểm tra xem hệ thống cảnh bảo này có hoạt động tốt hay không.

– Khoang đặt bình gas được ngăn cách với vị trí đặt bếp bằng vật liệu không cháy. Bình gas được đặt trên nền nhà bằng phẳng vững chắc, có tường ngăn cách chống va đập, làm đổ, xê dịch bình hoặc tuột dây dẫn khí gas. Mỗi bếp đun chỉ bố trí 1 bình loại 12 kg hoặc 13 kg gas; không để bình dự trữ hoặc vỏ bình trong bếp đun. Nơi chứa bình gas không nên làm kín, mà phải để hở để có thể ngửi được khí gas rò rỉ.

– Đối với bếp ăn của hộ gia đình cần có phòng bếp riêng được ngăn cách bằng vật liệu không cháy với các phòng khác. Phòng bếp có cửa đi, cửa sổ và cửa thông gió.

– Không nên ham mua bếp gas rẻ tiền, nên chọn bếp có các tính năng hiện đại như thiết bị ngắt gas tự động, mạch điều khiển bằng điện tử, bộ phận cảm ứng nhiệt tiếp xúc với đáy nồi để tắt lửa trước khi nước bị cạn…

– Không dùng bếp quá cũ vì rỉ sét và cặn thức ăn lưu cữu, dễ gây tắc nghẽn ống dẫn gas, van, miệng phụt lửa…

– Hạn chế việc dùng nồi có đáy lớn khi dùng bếp gas mini vì lửa có thể trùm xuống làm nóng bình gas, gây ra nổ.

– Sau 3 – 5 năm sử dụng nên thay ống dẫn gas, thay kẹp 2 năm một lần, thay điều áp 5 năm một lần, giữ niêm phong bình cho tới lần đổi bình kế tiếp.

– Nếu bình gas mới thay mà có ngọn lửa đỏ, có tia đỏ chứng tỏ chất lượng gas không đảm bảo, lẫn nước hoặc tạp chất. Về nguyên tắc, thường chỉ bình gas sắp hết mới có hiện tượng này. Vì vậy bạn cần phải liên lạc với nhà cung cấp gas để xem xét việc đổi lại bình gas khác.

– Trong lúc đang đun nấu bạn đừng rời khỏi phòng bếp. Nếu cần thiết phải ra ngoài, hãy tắt bếp và nhắc nồi, chảo xuống.

– Trong lúc đang dùng bếp gas không được để quạt làm tạt lửa bếp.

– Không để những vật liệu dễ cháy như khăn lau, găng tay… ở gần bếp gas.

– Không để các loại hóa chất dễ gây cháy nổ như thuốc diệt côn trùng gần bếp gas. Không xịt hóa chất đó dưới gầm bếp hoặc gần khu vực đang đun nấu.

– Luôn đặt bình chữa cháy gần khu vực đun nấu.

– Không đặt lò vi sóng gần bếp gas.

– Trước khi tắt bếp, phải khóa van bình gas, để gas trong ống dẫn cháy hết rồi mới tắt bếp.

Để đảm bảo an toàn, nên chọn nhà cung cấp có uy tín, sử dụng chai gas của những hãng lớn có uy tín như PV Gas, Petrolimex….

Hướng dẫn sử dụng bếp gas một cách an toàn

Hướng dẫn sử dụng bếp gas một cách an toàn

1. Chai có độ bền và an toàn cao. Bạn nên kiểm tra cẩn thận trọng lượng bình gas xem có đúng hay không. Nếu nhà cung cấp gian dối khối lượng gas thì không nên sử dụng gas của nhà cung cấp này nữa.
Đối với chai bằng thép, bạn có thể kiểm tra bằng cách cân để kiểm tra trọng lượng vỏ chai và gas trong chai. Đối với chai 12 kg gas thì thông thường trọng lượng vỏ chai là 13,7 kg, như vậy nếu chai mới nạp cân đủ 25,7 kg là chấp nhận được. Khi sử dụng hết gas, nếu trọng lượng chai lúc này khoảng 14 kg thì chấp nhận được. Nếu trọng lượng lúc này lớn hơn 14 kg, chứng tỏ trong chai có chứa nước để gian lận khách hàng.
Đối với chai composite cũng có thể áp dụng cách cân như trên. Ngoài ra, chai composite có thể quan sát được lượng gas bên trong chai nên khi sử dụng hết gas mà thấy trong chai còn nhiều chất lỏng chứng tỏ trong chai có nước.
2. Nên dùng ống mềm chất lượng cao có bảo vệ chống cháy, chống chuột cắn. Sử dụng loại van điều áp chất lượng cao. Theo thongtinantoan các bạn nên sử các loại van điều áp có xuất sứ rõ ràng như: Đức, Pháp, ý. (VD: SRG Type 540, 30 mbar, Schulz + Rackow Gastechnik Germany). Trên van có ghi rõ các thông số kỹ thuật của đầu ra từ 28mbar – 33mbar.
3. Khi nhân viên của cửa hàng hoặc đại lý đem bình gas đến nhà cần phải kiểm tra bình gas xem: có còn hạn sử dụng không; kiểm tra niêm phong chống hàng giả của hãng gas, kiên quyết không sử dụng các bình gas quá hạn sử dụng, các bình có dấu hiệu bị rỉ sét ăn mòn kim loại, các bình kém chất lượng.
4. Trong quá trình nhân viên của cửa hàng hoặc đại lý lắp đặt bình gas vào bếp cần chú ý giám sát, kiểm tra xem họ làm có đúng quy trình không (chú ý kiểm tra thử xì, bật bếp thử để kiểm tra ngọn lửa, tắt bếp đúng quy trình để kiểm tra xem van có kín không). Nếu không vừa ý thì yêu cầu đổi bình gas khác. Chú ý, đã có những trường hợp nhân viên cửa hàng gas bí mặt cắt ống mềm để yêu cầu gia chủ đổi ống mới…
5. Trong quá trình sử dụng thường xuyên kiểm tra sự rò rỉ gas, thực hiện đúng quy trình mở bếp/tắt bếp an toàn.
6. Khi mở bếp, mở van đầu bình gas trước, sau đó mở van ở bếp để sử dụng. Khi tắt bếp, khóa van đầu bình gas, chờ cho ngọn lửa ở bếp tắt hẳn sau đó mới khóa van bếp. Nếu sau khi khóa van đầu bình gas mà ngọn lửa ở bếp vẫn cháy hoài không tắt chứng tỏ van đầu bình gas không kín thì không tắt bếp, để nguyên hiện trường và gọi điện cho cửa hàng/đại lý gas yêu cầu đổi bình gas khác.
7. Khi ngửi thấy mùi gas tức là có sự cố xì gas, phải lập tức xử lý theo các bước sau:
Bước 1,
nhanh chóng khóa van đầu bình gas, cô lập khu vực gas xì.
Bước 2,
không được có những hành động làm phát sinh tia lửa như: bật công tắc đèn, cầu dao điện, giữ nguyên trạng thái của các công tắc, phích cắm của thiết bị điện đang sử dụng (như đèn, quạt, nồi cơm điện). Cảnh báo không cho những người đang hút thuốc, thắp nhang đi vào khu vực có gas xì. Tắc các nguồn nhiệt, bếp ở khu vực xung quanh.
Bước 3,
mở các cửa sổ, cửa đi. Dùng quạt tay quạt thông thoáng khu vực có gas xì để làm giảm tỷ lệ hơi gas trong không khí ở khu vực có gas xì.
Bước 4,
tìm chỗ rò rỉ gas bằng nước xà phòng (xoa nước xà phòng quanh bình gas, dây dẫn… chỗ nào bọt nổi lên là có gas xì).
Bước 5,
nếu bình gas bị xì, sau khi khóa van đầu bình, mở van điều áp ra khỏi bình, di chuyển bình gas bị xì ra nơi thông thoáng, dùng xà phòng (cục) trét lên chỗ bị xì, sau đó dùng dây thun quấn chỗ bị xì, gọi điện cho cửa hàng hoặc đại lý đến đổi bình gas mới. Nếu ống mềm hoặc van điều áp bị xì thì thay mới.
Chú ý, khi đang nấu mà bị tắt bếp, nếu lúc đó ngửi thấy mùi gas thì tuyệt đối không được bật bếp lại, phải nhanh chóng khóa van đầu bình gas và xử lý giống như sự cố xì gas. Chỉ bật lại bếp khi không còn mùi gas trong khu vực bếp.

Nguồn: Kiểm định

Thứ Bảy, 13 tháng 6, 2015

NHỮNG MẸO VẶT VÔ CÙNG HỮU ÍCH

Chẳng may bị bỏng nước sôi.
Ngâm vào nước lạnh một hồi khỏi ngay.
Chẳng may dầm đâm vào tay
Xà phòng đắp lại ra ngay vài giờ.
Vôi bắn vào mắt bất ngờ
Nước đường hãy nhỏ không chờ một ai.
Nhức răng cắn ngậm gừng tươi
Hoặc múi tỏi nướng ở nơi đau nhiều.
Khi bị xương hóc chớ kêu
Ngậm viên C, xương sẽ tiêu dần dần.
Viêm họng uống nước rau cần
Bỏ thêm tí muối vài lần hết đau.
Máu cam chảy hãy bày cho nhau
Cục bông tẩm giấm nhét vào hết ngay.
Trái nhàu chín vị thuốc hay
Đắp vào mụn cóc ít ngày sẽ thôi.

- Để cá nướng không bị tróc da: trước khi nướng hãy xoa lên bề mặt da cá một lớp mỡ. Khi nướng cần lưu ý để lửa to lúc đầu rồi giảm nhỏ dần về sau.

- Để lạc rang dầu giòn lâu: khi lạc còn đang nóng, phun vào ít rượu trắng rồi trộn đều. Đợi đến khi lạc gần hết nóng thì rắc muối ăn đã rang khô vào.

- Cách hấp cá có mùi vị béo ngậy, thơm ngon: khi hấp để một miếng mỡ gà lên mình cá

- Cách khử mùi tanh của tôm: Khi luộc cho vào một miếng quế.

- Xào ngó sen không bị thâm đen: trong khi xào ta cho một chút nước lã vào.

- Để miếng sườn rán không bị co lại: Trước khi rán, nên xem những chỗ nào có gân thì dùng dao khía 2-3 khía.

- BỊ ONG ÐỐT: Hãy chà 1 viên Aspirin lên vết chích

- HUYẾT ÁP CAO: ăn nhiều rau cần

- HAY QUÊN: Uống nhân sâm (gingsen).

- HÔI NÁCH: Hãy ăn nhiều rau ngò.

- LÊN CƠN SUYỄN: hãy uống ngay 1 ly cà phê đậm.

- MUỐN HẾT NGÁY: Hãy ôm gối khi ngủ, hoặc nằm nghiêng hẳn về phía tay trái

- MỤN: hãy ăn nhiều đậu, đỗ.

- NẤC CỤC: Bịt kín hai lỗ tai lại sẽ hết ngay lập tức.

- NHỨC RĂNG: Ðể một cục nước đá trên huyệt hợp cóc giữa ngón trỏ & ngón cái sẽ bớt 80%.

- NÔN MỬA: Uống trà gừng hoặc nhai sống vài lát gừng sẽ hết.

- SAY SÓNG: Bấm mạnh vào cổ tay sẽ hết.

- SỔ MŨI: Súc miệng bằng nước muối sẽ hết.

- VỌP BẺ: Hãy bấm mạnh vào môi trên sẽ hết ngay.

- CÔN TRÙNG ĐỐT: Hãy bôi Tinh dầu tràm.

- Khử mùi hành tỏi trong mồm: Nhai một ít bã trà là hết hôi.

- Làm nước mắm, nước chấm ớt ngon mắt: Ớt xắt hoặc băm ra, đừng đập dập, cách này sẽ làm ớt nổi lên bề mặt nước chấm rất hấp dẫn.

- Xắt khoai tây thành lát không đứt, vỡ: Nhúng dao vào nước sôi rồi mới cắt

- Chữa canh mặn: Cho một lòng trắng trứng gà vào, chờ chín rồi vớt ra, đừng làm nát khó vớt. lòng trắng sẽ rút bớt vị mặn.

- Bóc hoa quả dễ hơn: Nhúng vào nước nóng rồi vớt ra ngay, lúc này móng tay mềm cách mấy cũng lột được dễ dàng.

- Luộc khoai môn, khoai mì, khoai sọ: Luộc những loại khoai này nên ngâm vài giờ trước khi luộc để bay hết chất độc. Riêng khoai mì, cắt bỏ 2 đầu rồi mới lột vỏ, ngâm nước. Luộc những loại khoai này nên luộc kĩ, đừng nên nướng.

- Bảo quản chanh đã cắt: Lấy cái đĩa trải sẵn một ít dấm chua, rồi úp mặt cắt chanh vào.

- Rán bánh không cháy: Cho vài lát khoai tây thái nhỏ vào chảo rán trước, rồi mới cho bánh vào rán.

- Chiên khoai tây không cháy: Trước khi chiên, nhúng khoai vào nước muối pha loãng khoảng 3-5 phút. Nhớ là không ngâm khoai tây lâu vì sẽ làm mất vitamin C trong khoai.

- Rán thức ăn được giòn: Muốn rán giòn khoai tây, cá, tôm, cua lăn bột, nên rán ngập dầu mỡ trên lửa nhỏ. Dầu mỡ sôi rồi mới thả vào rán.

- Khi bị ong đốt: nếu ở tay chân nặn nọc ong ra, sau đó lấy củ hành hoặc tỏi cắt đôi và chà xát vào chỗ bị ong đốt. Nếu bị ong đốt trên đầu, giã củ hành hoặc tỏi cho nhuyễn rồi chà xát lên hay đắp lên chỗ ong chích.

- Khi muỗi hoặc kiến cắn: xắt nát củ hành tây đắp lên những vết cắn, sẽ không bị ngứa, khó chịu nữa.

- Chữa bệnh ra mồ hôi chân: nên thường xuyên ngâm chân vào nước muối ít nhất mỗi ngày một lần chừng 10 phút trở lên.

- Làm da mặt trắng trẻo mịn màng: Hằng ngày hãy rửa mặt bằng nước vo gạo thứ nhất.

- Cách giải độc gan: Mỗi tuần ăn 2 – 3 trứng (gà hay vịt) không để thiếu rau cải, uống nước nhiều.

- Chữa mồ hôi tay: Bài thuốc của cố lương y Vương Ðăng sau khi áp dụng chừng 1 – 3 lần vô cùng công hiệu: Lá dâu tằm ăn tươi chừng một nắm tay xắt nhuyễn với hai cái chân gà, nêm nếm cho ngon như nấu canh, sau đó ăn cho hết.

- Chữa rụng tóc: Thịt heo ba chỉ có da : 200g.Lá dâu tằm ăn tươi chừng một nắm tay. Nấu như nấu canh, chỉ nêm tiêu, muối không dùng hành lá, tỏi. Ngày ăn ngày nghỉ khoảng 10 lần trở lên thì dứt hẳn chứng rụng tóc.

- Cách làm sạch ví da với vết mực: Nhúng miếng bông vào rượu và chà nhẹ lên vết mực theo chuyển động tròn. Sau đó, dùng máy sấy ở chế độ mát để thổi khô chúng.

Với vết bẩn đen như màu thực phẩm, máu, bạn trộn một phần lem tartar (có bán ở các cửa hàng bán vật liệu làm bánh) với một phần nước cốt chanh, rồi đắp hỗn hợp này lên vết bẩn. Để 10 phút, lau sạch bằng vải mềm. Với vết dầu mỡ, bạn chỉ cần dùng miếng vải khô để lau, không nên dùng vải ẩm.

- Cách tẩy vết mực bút dính trên quần áo: Dùng bông gòn nhúng thật nhiều cồn 90 độ chà mạnh lên vết dơ rồi xả lại bằng nước lạnh. Dùng bông gòn nhúng Acéton (nước rửa móng tay) đắp lên chỗ dính mực bút bi. Khi mực đã bay đi, giặt lại bằng nước xà bông.

- Với vết mực in đen: Nhúng vết dơ vào sữa nóng, để đến khi nào vết dơ mất hãy lấy ra.

- Tẩy vết mực in màu hay vết sơn: dùng dầu ăn (dầu dừa, dầu phộng, v.v...) chà mạnh lên vết dơ. Sau đó, bạn dùng cồn 90 độ để tẩy.

- Tẩy các vết dầu mỡ: Dùng củ cải đâm nhỏ chà xát lên chỗ dính dầu mỡ, xả lại bằng nước lã.

- Tẩy các vết nước trà: Lấy một miếng chanh chà mạnh lên chỗ vết nước trà, trong trường hợp không sẵn chanh, bạn nhúng ngay vào nước xà bông được đun nóng rồi vò đều tay. Cách này chỉ áp dụng khi vết nước trà mới bị vấy mà thôi.

- Tẩy các vết rỉ sắt: Dùng dấm có pha nước lã để giặt.

- Tẩy các vết máu: Ngâm áo quần hay chà xát chỗ có dính máu bằng nước tiểu, chắc chắn các vết sẽ mất ngay.

- Tẩy các vết mốc: pha một lượng bằng nhau dung dịch nước và amoniac, nhúng quần áo vào dung dịch này. Để ít lâu, vớt quần áo ra phơi khô. Sau đó, các bạn giặt lại bằng nước xà bông hoặc nấu lại. (không nên áp dụng với lụa hoặc quần áo màu)

- Tẩy các vết mồ hôi ở cổ áo, nách áo: Ngâm áo quần vào nước ấm có pha nước Javel, iặt lại bằng nước lã và xà bông. Nếu áo màu hoặc áo ny lon, không nên dùng nước Javel, mà phải ngâm áo trong nước lạnh hay nước ấm độ nửa giờ và dùng nước có pha amoniac để tẩy chỗ vết dơ.

- Tẩy các vết cháy xém: Lấy hàn the ngâm tan trong nước, chấm gòn hay dùng bàn chải mịn đánh lên vài lần rồi đánh lại với nước lã, dấu cháy sẽ mất.

- Sau khi nướng chín sườn hoặc thịt bò, nếu thấy thịt vẫn nhạt, bạn vẫn có thể ướp thêm bột ngọt hoặc đường, nước tương, tùy khẩu vị trong 10 phút.

-Với các loại rau có vị đắng như rau đắng, mướp đắng, cải xoăn, bạn nên ngâm rau trong bát nước đá, để vào tủ lạnh trong khoảng một giờ, vị đắng sẽ hết.

- Nếu muốn món salad ngon theo “chuẩn” nhà hàng, bạn nhớ để rau xà lách thật khô trước khi trộn nhé.

- Với các loại thảo mộc tươi, nếu muốn kéo dài thời gian bảo quản, bạn hãy cho chúng vào bình nước và đặt trên kệ. Việc thay nước hàng ngày sẽ giúp kéo dài thời gian bảo quản 2 — 3 lần so với giữ trong tủ lạnh.

- Nếu quần áo trắng bị dính máu, bạn đổ trực tiếp ô-xy già lên đó, để 5 phút rồi lau lại với nước lạnh. Lặp lại cho đến khi vết máu sạch.

- Khi bị đau răng, dùng ô-xy già 3% pha với nước theo tỷ lệ 1:1 rồi ngậm vài phút (có thể ngậm khoảng 30 phút/lần) đến khi hết đau.

- Trộn ô-xy già và nước ấm theo tỷ lệ bằng nhau, dùng hỗn hợp này để ngâm chân sẽ giúp da chân mềm mại, hết chai sạn.

- Nếu sàn gạch có vết bẩn lâu ngày khó tẩy sạch, bạn có thể xịt ô-xy già trực tiếp lên vết bẩn chờ ít phút rồi lau lại.

- Khi bị dao, kéo cắt vào tay, bạn rửa sạch tay rồi lấy mật ong thoa lên vùng da bị cắt hoặc có vết xước. Vết thương của bạn sẽ nhanh chóng lành lại.

- Sau khi mở túi bánh mì nhưng ăn không hết, bạn làm thế nào để bảo quản chúng?Đầu tiên, bạn cần có một vỏ chai nước suối. Dùng kéo cắt rời đầu cổ chai, sau đó mở nắp chai ra. Xoắn túi đựng bánh mì luồn qua cổ chai nước suối bạn vừa cắt. Kế tiếp, mở phần túi bánh mì vừa xoắn phủ đều xung quanh miệng chai sao cho đậy được nắp chai trở lại. Như vậy là túi bánh mì còn lại của bạn đã được giữ kín.

(ST)